Showing posts with label Bệnh Phụ Khoa. Show all posts

Có phải bạn mắc bệnh viêm cổ tử cung?

Viêm cổ tử cung có 2 hình thái chính là viêm ngoài cổ tử cung và viêm trong cổ tử cung. Viêm ngoài cổ tử cung hay gặp nhiều hơn. Để biết được những triệu chứng của bênh này thì hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tác nhân gây bệnh giống như trong viêm âm đạo, chủ yếu là vi khuẩn lậu, Chlamydia, do vi khuẩn thường, Herpes sinh dục…



1.Viêm cổ tử cung ngoài

Viêm ngoài cổ tử cung thường do Trichomonas, nấm, vi khuẩn thường. Trường hợp viêm cổ tử cung do mầm bệnh phối hợp và tiến triển nặng hơn thì sẽ thấy ở cổ tử cung có diện khoét nông hay sâu, biểu mô lát bị mất, tổn thương đỏ hơn chỗ bình thường. Diện loét bao quanh cổ tử cung, vết loét chảy máu khi chạm vào.

Viêm ngoài cổ tử cung do lậu khuẩn sau khi đã gây viêm cấp tính ở âm hộ, âm đạo vi khuẩn sẽ lan tới cổ tử cung. Cổ tử cung đỏ tấy, sần sùi hoặc loét. Khí hư nhiều hoặc xanh phối hợp có mủ. Kèm theo triệu chứng chung là sốt, đau hạ vị, đau vùng lưng, đái buốt. Xét nghiệm khí hư thấy lậu cầu khuẩn.



2.Viêm cổ tử cung trong do lậu cầu khuẩn

Bệnh có triệu chứng điển hình bao gồm: khí hư ra nhiều, đục, màu xanh, có mủ (có thể lẫn máu). Cổ tử cung phình to, niêm mạc ống tử cung đỏ, cặp cổ tử cung giữa hai ngành mỏ vịt thấy khí hư mủ chảy ra.

Viêm trong cổ tử cung do Chlamydia có thể không có triệu chứng, nhưng thường khí hư nhầy mủ, lây lan từ nam giới có viêm niệu đạo do Chlamydia.

Viêm cổ tử cung trong hay ngoài đều gây những hậu quả khôn lường về tinh thần cũng như sức khỏe nữ giới. Nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới sau này. Do đó, khi phát hiện thấy những dấu hiệu của bệnh, chị em nên đi khám để được điều trị kịp thời.

7 cách để phòng bệnh phụ khoa cho nữ

 Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết chị em phụ nữ đều phải đối đầu với nỗi lo lắng về bệnh tật như: són tiểu, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, khả năng sinh sản giảm... Để gạt bỏ nỗi lo lắng và biết cách phòng tránh các bệnh phụ khoa đó, chị em hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau đây nhé! 

1. Cải thiện khả năng sinh sản - bỏ thói quen hút thuốc
 Hút thuốc có hại cho sức khỏe là sự thật mà ai cũng biết, nhưng ít người biết rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng nguy cơ vô sinh, sinh non, thai nhi bị dị tật có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen hút thuốc lâu dài.
 Vì vậy, để cải thiện khả năng sinh sản, chị em cần bỏ ngay thói quen hút thuốc.

2. Són tiểu - bài tập Kegel
Ở độ tuổi 30, khoảng 30% chị em mắc chứng són tiểu khi di chuyển các vật nặng, cười, nhảy và các hoạt động vất vả khác. Lý do quan trọng nhất là do sự suy giảm chức năng cơ do sinh nở.
Tại thời điểm sinh, cơ bắp xung quanh niệu đạo bị kéo mạnh, sau đó có thể phục hồi kém, dẫn đến mất tính đàn hồi.
Mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng này là chị em có thể thực hiện kiên trì bài tập Kegel - bài tập cho các cơ vùng chậu giúp phục hồi chức năng cơ vùng khung chậu, kiểm soát đường tiểu tốt hơn. Bài tập này còn giúp thu nhỏ “cô bé” với những phụ nữ sau sinh nở. 
3. Phòng ung thư buồng trứng - uống vitamin C và E
 Ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao nhất. Giai đoạn đầu mắc bệnh không có triệu chứng, một khi đã có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện thì tức là bệnh thường ở giai đoạn muộn. Do đó khả năng điều trị khỏi bệnh gần như là không thể.
Nhưng vitamin C và E có thể giúp bạn chống lại ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu tiêu thụ 90mg vitamin C và 30mg vitamin E hàng ngày thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ được giảm một nửa.
 
Hình ảnh 7 cách để phòng bệnh phụ khoa cho nữ
7 cách để phòng bệnh phụ khoa cho nữ

4. Phòng ung thư cổ tử cung - ăn sáng với ngũ cốc
 30% phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có hàm lượng axit folic thấp hơn đáng kể so với người không mắc bệnh. Để khắc phục điều này rất đơn giản. Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể đáp ứng nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể bạn, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

5. Chống ung thư vú - chơi thể thao
 Ung thư vú có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
 Tuy nhiên, duy trì một số hoạt động thể chất nhất định sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú. Vận động cơ bắp nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày, nguy cơ ung thư vú sẽ được giảm 31-41%.

6. Phòng bệnh phụ khoa - tự kiểm tra bộ phận sinh dục
 Tự kiểm tra "vùng kín" có thể giúp bạn phát hiện sớm các bệnh ở âm đạo và được điều trị sớm.
"Vùng kín" có đốm đen - có thể là một triệu chứng của ung thư âm hộ. Ung thư âm hộ là một dạng hiếm của ung thư da, nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Nếu được phát hiện kịp thời, khả năng khỏi bệnh là 90%.
Những đốm trắng xuất hiện ở bộ phận sinh dục là biểu hiện của bệnh vẩy nến. Nếu có ngứa thì là do sự mất cân bằng nội tiết. Bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây teo môi âm hộ.

Hình ảnh 7 cách để phòng bệnh phụ khoa cho nữ

7. Phòng các nhiễm trùng "vùng kín" - ngủ nude
Bạn cần thở không khí trong lành mỗi ngày, cơ thể bạn cũng cần như vậy, nhất là "vùng kín". Khu vực này rất nhạy cảm, nếu nó bị bí bách cả ngày, nhiều khả năng sẽ gia tăng vi khuẩn, vô tình gây bệnh nhiễm trùng sinh dục hay các chứng dị ứng.
Vì vậy, sau khi bạn đã làm việc chăm chỉ, nằm trên giường hoàn toàn thư giãn và tạo điều kiện cho vùng kín được thoáng khí. Vậy tại sao không chọn biện pháp ngủ nude nhỉ?
Người phụ nữ thông minh biết phải làm sao để chăm sóc cơ thể mình, tránh một số bệnh thường gặp ở nữ giới, trong đó quan trọng nhất là các bệnh phụ khoa.

Hiểu biết về khí hư

Khí hư có thể khiến bạn thực sự khó chịu nhưng không có cách nào thoát được nó. Trên thực tế, khí hư là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị em. Hiểu biết về khí hư và khi nào khí hư ảnh hưởng đến sức khỏe là điều phụ nữ cần thiết phải trang bị cho mình.




Dịch tiết ở mức nào được coi là bình thường?

Bác sỹ phụ khoa Prachi Kakkar (Ấn Độ) cho biết: “Lượng khí hư ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Chính vì thế, lượng dịch tiết được coi là bình thường với người này lại có thể là bất thường với người khác.

Ngoài ra, hàm lượng và độ đặc loãng cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, bệnh tật, thuốc kháng sinh, lão hóa, và mang thai”.

Trong khi một số phụ nữ có thể ra khí hư hàng ngày, không tính những ngày “đèn đỏ”, thì những người khác có thể thỉnh thoảng mới có. “Khí hư trong hoặc hơi trắng, không có mùi và không đặc thì được coi là bình thường”, bác sỹ Kakkar chia sẻ.

Khi nào thì đáng lo?

Bác sỹ phụ khoa Kirti Soman (Ấn Độ) cho biết khí hư bất thường có thể là dấu hiệu bệnh lý.

“Dù đó là nhiễm trùng khu trú tại một bộ phận hay là một vấn đề nghiêm trọng hơn như u xơ thì khí hư âm đạo có thể là chỉ báo đầu tiên của bệnh”, bác sỹ Soman chia sẻ. “Dịch tiết có thể đột nhiên ra nhiều và đặc hơn bình thường. Mặt khác, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng âm đạo cực kì khô hạn và không có chút dịch nào. Dù là tình huống nào trong hai tình huống trên thì đó cũng là hồi chuông cảnh báo dành cho bạn là bạn có thể mắc bệnh phụ khoa”.

Ngoài ra, nếu khí hư đổi màu thành vàng, xanh lục, hoặc trắng vón cục lại như sữa đông; và nếu nó có mùi tanh hay khó chịu thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng như nhiễm nấm, viêm âm đạo hoặc thậm chí là bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu. Nhưng may mắn là những bệnh này có thể chữa trị bằng thuốc uống; và nếu bạn tuân theo các chỉ dẫn của bác sỹ một cách nghiêm túc thì bệnh có thể được loại bỏ hoàn toàn trong vài tuần”, bác sỹ Soman giải thích.

Cách nhận biết khi bạn có vấn đề?

- Nếu đột nhiên ra nhiều khí hư, hãy cố gắng xác định xem tình trạng này đã kéo dài bao lâu. Tương tự như thế với trường hợp bạn bị khô âm đạo và không có khí hư trong nhiều ngày, trong khi trước đây bạn vẫn có khí hư đều đặn. Tốt nhất là bạn nên đi khám sớm trong vòng một tuần kể từ khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như thế.

- Sự thay đổi về màu sắc và mùi khí hư có thể là dấu hiệu chỉ báo nhiễm trùng. Nếu dịch tiết có màu vàng, xanh lục, ghi, hoặc vón cục, và có mùi khó chịu thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng.

- Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu bạn quan hệ tình dục với một người bị nhiễm Chlamydia hoặc bệnh lậu.

- Nếu bạn bị đau khi quan hệ tình dục, hoặc nếu âm đạo bị sưng/khô, bạn có thể bị nhiễm trùng ở cổ tử cung.

- Không nên tự điều trị tại nhà bằng cách thụt hoặc rửa âm đạo bằng những sản phẩm mua trên thị trường mà không tư vấn bác sỹ. Nhiều khả năng bạn sẽ giết chết các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể nếu tự thụt rửa hoặc dùng một số dung dịch làm sạch vùng kín.

- Một số nhiễm trùng có thể tái phát. Chính vì thế, nếu bạn đã được điều trị một lần thì cũng không có nghĩa là sẽ không cần điều trị lại. Hãy tư vấn bác sỹ về những thay đổi lối sống, thực phẩm và dược phẩm.

Biểu hiện của bệnh phụ khoa

Nếu bạn cảm thấy đau mỏi như những biểu hiện dưới đây thì bạn nên đi khám. Nguy cơ bạn bị bệnh phụ khoa rất cao. Hãy cùng tìm hiểm về những biểu hiện của các bệnh phụ khoa nhé! Đừng lơ là với sức khỏe của bạn!

Mỏi eo, nhức lưng - Viêm xương chậu

Nếu cảm thấy dễ mệt mỏi, kèm theo mỏi eo nhức lưng, rất có khả năng vấn đề không chỉ nằm ở đốt xương lưng mà còn ở xương chậu. 

Nếu kèm theo cả nóng sốt, đau đầu, kiệt sức toàn thân, bạch đới nhiều, thậm chí khi nhấn vào phần bụng dưới đau nhức, đi tiểu buốt hoặc hậu môn lồi ra, lúc đó càng nên nghĩ đến viêm xương chậu.

Chuyên gia khuyến nghị đầu tiên đi khám kiểm tra phụ khoa toàn diện, không nên chỉ kiểm tra cột sống. Việc chịu đựng sẽ có thể làm bạn bỏ qua thời cơ trị liệu tốt nhất.

Các bệnh do viêm xương chậu gây ra gồm có thai ngoài tử cung, vô sinh cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

hình ảnh Biểu hiện của bệnh phụ khoa
Biểu hiện của bệnh phụ khoa
Đau sa bụng dưới - U trong xương chậu

Thông thường người u xơ tử cung đều bị sa bụng dưới, đau nhức lưng… và những biểu hiện này thường bị bỏ qua. Nếu cảm thấy có u cục đang chèn ép gây đau có thể là chứng u nang buồng trứng. Những triệu chứng này chỉ cần đi khám phụ khoa là phát hiện ra.

Nếu đột nhiên đau bụng, rất đau không chịu đựng nổi, thậm chí âm đạo xuất huyết, rất có thể là u tử cung hoặc u nang buồng trứng gây ra, phải lập tức đi khám bác sỹ.

Ngoài ra, u phụ khoa thường kèm theo các bệnh và viêm phụ khoa như viêm tử cung, viêm xương chậu vv.

Chuyên gia khuyến cáo, việc điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đau khi “yêu” - Viêm tử cung

Sau khi tử cung bị viêm sẽ có nhiều bạch đới, ngứa ngá, kích thích gây đau, đồng thời dưới sự kích thích của chứng viêm sẽ dẫn đến đau nhức bụng, lưng. Tuy nhiên các bệnh ở tử cung bình thường rất ít gây đau, nếu đau nhức khi “yêu”, thậm chí xuất huyết, rất có khả năng là các bệnh viêm tử cung đã tìm đến bạn.

Chuyên gia khuyến cáo: người mắc bệnh viêm tử cung thường kèm theo đi tiểu nhiều, tiểu dắt, đau nhức khi “yêu”, có lúc còn kèm viêm niệu đạo cấp tính, viêm âm đạo, viêm màng trong tử cung, còn có thể nóng sốt, tế bào bạch cầu tăng nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nữ giới.

Đau bụng kinh liên tục - Kiểm tra màng trong tử cung

Đau bụng kinh liên tục kèm theo lượng kinh nguyệt hàng tháng nhiều, thời kỳ “đèn đỏ” dài, đồng thời cũng có thể xuất hiện đau khi “yêu”, hậu môn lồi ra, đi tiểu buốt…  là biểu hiện của màng tử cung sai lệnh.

Nếu nghĩ đơn giản là triệu chứng kinh nguyệt, không thăm khám thì có thể dẫn tới vô sinh do dính ống dẫn trứng và gây bệnh phụ khoa.