Showing posts with label Khí Hư. Show all posts

Hiểu biết về khí hư

Khí hư có thể khiến bạn thực sự khó chịu nhưng không có cách nào thoát được nó. Trên thực tế, khí hư là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị em. Hiểu biết về khí hư và khi nào khí hư ảnh hưởng đến sức khỏe là điều phụ nữ cần thiết phải trang bị cho mình.




Dịch tiết ở mức nào được coi là bình thường?

Bác sỹ phụ khoa Prachi Kakkar (Ấn Độ) cho biết: “Lượng khí hư ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Chính vì thế, lượng dịch tiết được coi là bình thường với người này lại có thể là bất thường với người khác.

Ngoài ra, hàm lượng và độ đặc loãng cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, bệnh tật, thuốc kháng sinh, lão hóa, và mang thai”.

Trong khi một số phụ nữ có thể ra khí hư hàng ngày, không tính những ngày “đèn đỏ”, thì những người khác có thể thỉnh thoảng mới có. “Khí hư trong hoặc hơi trắng, không có mùi và không đặc thì được coi là bình thường”, bác sỹ Kakkar chia sẻ.

Khi nào thì đáng lo?

Bác sỹ phụ khoa Kirti Soman (Ấn Độ) cho biết khí hư bất thường có thể là dấu hiệu bệnh lý.

“Dù đó là nhiễm trùng khu trú tại một bộ phận hay là một vấn đề nghiêm trọng hơn như u xơ thì khí hư âm đạo có thể là chỉ báo đầu tiên của bệnh”, bác sỹ Soman chia sẻ. “Dịch tiết có thể đột nhiên ra nhiều và đặc hơn bình thường. Mặt khác, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng âm đạo cực kì khô hạn và không có chút dịch nào. Dù là tình huống nào trong hai tình huống trên thì đó cũng là hồi chuông cảnh báo dành cho bạn là bạn có thể mắc bệnh phụ khoa”.

Ngoài ra, nếu khí hư đổi màu thành vàng, xanh lục, hoặc trắng vón cục lại như sữa đông; và nếu nó có mùi tanh hay khó chịu thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng như nhiễm nấm, viêm âm đạo hoặc thậm chí là bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu. Nhưng may mắn là những bệnh này có thể chữa trị bằng thuốc uống; và nếu bạn tuân theo các chỉ dẫn của bác sỹ một cách nghiêm túc thì bệnh có thể được loại bỏ hoàn toàn trong vài tuần”, bác sỹ Soman giải thích.

Cách nhận biết khi bạn có vấn đề?

- Nếu đột nhiên ra nhiều khí hư, hãy cố gắng xác định xem tình trạng này đã kéo dài bao lâu. Tương tự như thế với trường hợp bạn bị khô âm đạo và không có khí hư trong nhiều ngày, trong khi trước đây bạn vẫn có khí hư đều đặn. Tốt nhất là bạn nên đi khám sớm trong vòng một tuần kể từ khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như thế.

- Sự thay đổi về màu sắc và mùi khí hư có thể là dấu hiệu chỉ báo nhiễm trùng. Nếu dịch tiết có màu vàng, xanh lục, ghi, hoặc vón cục, và có mùi khó chịu thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng.

- Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu bạn quan hệ tình dục với một người bị nhiễm Chlamydia hoặc bệnh lậu.

- Nếu bạn bị đau khi quan hệ tình dục, hoặc nếu âm đạo bị sưng/khô, bạn có thể bị nhiễm trùng ở cổ tử cung.

- Không nên tự điều trị tại nhà bằng cách thụt hoặc rửa âm đạo bằng những sản phẩm mua trên thị trường mà không tư vấn bác sỹ. Nhiều khả năng bạn sẽ giết chết các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể nếu tự thụt rửa hoặc dùng một số dung dịch làm sạch vùng kín.

- Một số nhiễm trùng có thể tái phát. Chính vì thế, nếu bạn đã được điều trị một lần thì cũng không có nghĩa là sẽ không cần điều trị lại. Hãy tư vấn bác sỹ về những thay đổi lối sống, thực phẩm và dược phẩm.

6 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Các chị em có biết hằng ngày chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cho "vùng kín" của mình. Theo thống kê thì top 6 bệnh sau đây thường xuyên gặp ở phụ nữ. Đừng lơ là mà để lại những hậu quả đáng tiếc nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt
Thức khuya nhiều khiến thần kinh bạn bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn oestrogen. Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt của chị em không đều.

Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh (trễ kinh), mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh... Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bị rối loạn hormone thì ngay cả phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này.


Hình ảnh 6 Bệnh Phụ Khoa Chị Em Thường Mắc Phải
6 Bệnh Phụ Khoa Chị Em Thường Mắc Phải
Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung...

Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng đậu thai ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.

2. Viêm âm đạo
Thông thường, một khi khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo giảm đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác như vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh trong giao hợp không được đảm bảo sẽ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng như trùng roi, nấm...

Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hưmàu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm).

Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến tử cung, chị em sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.

4. Viêm tử cung
Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do sót rau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn, bế sản dịch sau đẻ...

Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần nâng cao thể trạng, sức khỏe và điều trị tích cực, đúng cách.

5. U xơ cổ tử cung​
Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang.

Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện. Khi đó chị em nên đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ cổ tử cung.

Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.

6. Bệnh ở tuyến vú
Hiệp hội ung thư Đan Mạch mới đây khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú. Do đó, những chị em này có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú cao hơn bình thường.

Những bệnh ở tuyến vú thường gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú... Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất chị em nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.

Ngoài ra, việc tự kiểm tra vú theo định kỳ cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở . Chị em nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.

Chúc Chị Em Luôn Khỏe Mạnh Nhé!