Showing posts with label Làm Mẹ. Show all posts

Mẹo cân bằng chất béo hợp lý trong bữa ăn của bé

Phần lớn khoảng 60% não của bé cấu thành từ chất béo. Các chị em phụ nữ đang và đã làm mẹ hãy quan tâm, tìm hiểu kỹ càng về chế độ dinh dưỡng của bé, cung cấp lượng chất béo hợp lý cho bé. Để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Cùng Bí Quyết Phụ Nữ tham khảo mẹo cân bằng chất béo hợp lý trong bữa ăn của bé dưới đây nhé!!!

1. Trong 6 tháng đầu đời, bé nhận được tất cả các chất béo cơ thể cần từ sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa chất béo mà người mẹ có được thông qua chế độ ăn uống của bản thân. Ngoài sữa mẹ, sữa công thức cũng giúp bổ sung những chất béo thiết yếu cho sự phát triển của bé.

2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong khẩu phần ăn để nạp thêm năng lượng cho thời kì tăng trưởng mạnh mẽ của bé. Ví dụ như khi cháo, bột, hoặc thức ăn dặm của bé đã nấu chín, mẹ có thể trộn một thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.

Hình ảnh Mẹo cân bằng chất béo hợp lý trong bữa ăn của bé
Mẹo cân bằng chất béo hợp lý trong bữa ăn của bé


3. Khi trẻ quá 2 tuổi, bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé. Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm khác.


4. Bắt đầu áp dụng các bữa ăn ít chất béo cho trẻ mới đi học bởi đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu có thể bị béo phì. Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi này là 30-40g/ngày, chiếm 20% khẩu phần ăn hàng ngày. 


Hình ảnh Mẹo cân bằng chất béo hợp lý trong bữa ăn của bé

5. Cố gắng hạn chế các loại thức ăn có chứa các chất béo không tốt trong bữa ăn gia đình như chất béo trong thịt, bơ, các loại thực phẩm chiên, bánh ngọt và bánh quy... Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo tốt như thịt nạc, sữa ít chất béo, bơ thực vật được làm từ các chất béo không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả. Bạn cũng nên giảm việc tiêu thụ lượng chất béo bão hòa còn khoảng 10% trong một bữa ăn. 


6. Hãy làm tấm gương cho con bạn noi theo bằng cách ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe. Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, các loại thức ăn nhanh, các loại snack, bánh, kem và chocolate…

7 gợi ý giúp bạn rèn luyện thói quen ngủ riêng cho bé

Bé lớn rồi, nhiều cha mẹ muốn luyện tập thói quen ngủ riêng cho bé, nhưng lại không biết làm cách nào, nhiều lúc còn làm bé la khóc ầm ĩ, tốn cả mấy đêm không ngon giấc. Thật ra không quá khó lắm đâu, tuy nhiên cũng không phải quá dễ, nhưng chúng ta vẫn nên luyện tập thói quen ngủ sớm cho bé đúng lúc sẽ tốt hơn nhé! Để thuyết phục được các bé thì hãy cùng Bí Quyết Phụ Nữ tham khảo 7 gợi ý giúp bạn rèn luyện thói quen ngủ riêng cho bé!!!

1. Chuẩn bị phòng ngủ cho bé

Hãy để bé cùng lựa chọn và trang trí phòng riêng theo ý thích: sơn tường, treo ảnh bé hay đơn giản là trang trí những hình dán nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh… Điều này vừa giúp cho cha mẹ và bé gần gũi lại vừa làm bé thấy yêu thích căn phòng hơn đấy. Khi chuẩn bị phòng ngủ cho bé, bạn cũng nên chú ý tạo một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ, tránh để quá nhiều thiết bị điện tử. Nếu bé sợ bóng tối, hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng: ánh sáng nhẹ nhàng sẽ khiến bé an tâm và ngủ ngon hơn.

2. Hình thành những thói quen trước khi đi ngủ

Hãy tập cho bé những thói quen đều đặn như đánh răng, làm vệ sinh cá nhân, xếp gọn đồ chơi trên giường trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị giúp bé dễ ngủ hơn. Tránh kể quá nhiều về quái vật có thể khiến bé gặp ác mộng khi ngủ và không dám ngủ một mình nữa.


3. Hạn chế xuất hiện bên bé

Rời khỏi phòng trước khi bé ngủ thiếp đi để giảm dần sự phụ thuộc của bé. Tạo cho bé suy nghĩ rằng bé đang lớn lên và tự lập hơn. Nếu bé lo sợ khi bạn rời đi, có thể giải thích với bé: “Bố mẹ ở ngay phòng bên cạnh thôi, nếu cần con có thể gọi mẹ”. Bạn cũng có thể mua cho bé một chiệc gối ôm hoặc gấu bông để bé có cảm giác có bạn chơi cùng, ngủ cùng.

4. Để ý xem bé có ngủ ngoan không

Khoảng 15-20 phút sau khi bảo bé nhắm mắt ngủ, bạn có thể nhẹ nhàng mở cửa ra để xem bé có ngủ được hay không. Thỉnh thoảng bạn có thể sang phòng chỉnh lại tư thế nằm thoải mái cho bé hay kéo chăn cho bé đỡ lạnh. Nếu biết điều này, bé sẽ yên tâm hơn nghĩ rằng bố mẹ luôn ở bên mình đấy.

5. Không nên quá nóng vội

Trẻ em Á Đông hầu hết đều quấn cha mẹ, vì vậy việc tập cho bé ngủ riêng ban đầu có thể gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng mà tạo áp lực cho bé. Hãy kiên trì giúp bé thích nghi dần dần để bé có thể tự lập hơn.

6. Dứt khoát với bé

Với tâm lí thương con, các bậc cha mẹ thường rất dễ mủi lòng khi thấy bé ôm gối sang phòng mình xin ngủ cùng. Tuy vậy, bạn cần dứt khoát giải thích với bé: “Giờ con đã lớn rồi, con cần học cách ngủ một mình”. Sau đó, bạn có thể đưa bé về phòng, nán lại một chút để dỗ bé ngủ nhưng không nên để bé ngủ cùng. Nếu bạn dễ dàng “thỏa hiệp” với bé, việc rèn cho bé thói quen ngủ riêng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn đấy.

7. Có phần thưởng cho bé

Nếu bé làm tốt, ngủ ngoan, bạn hãy khen ngợi kịp thời hoặc là thưởng cho bé một món đồ chơi nhỏ xinh hay một món ăn mà bé yêu thích. Bé sẽ cảm thấy được động viên và có động lực ngủ riêng hơn đấy.

Chúc bạn sẽ sớm thành công với 7 gợi ý trên nhé!



13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung

Bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, phát triển một cách toàn diện. Hôm nay Bí Quyết Phụ Nữ mách cho những chị em đang làm mẹ, đang trong thời gian cho con bú một số loại thực phẩm cần thiết cung cấp cho cơ thể, tạo dinh dưỡng tốt cho con của bạn nhé! Qua bài 13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung sẽ mang lại cho các mẹ một nguồn sữa dồi dào mà lại bổ đưỡng, tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các bé nữa đó!!!

1. Ngũ cốc
Lượng carbohydrates có trong ngũ cốc là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Nó cũng giúp mẹ đảm bảo được chất lượng sữa. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thêm ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày của mình.

2. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa một lượng lớn canxi và protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch, diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn có nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín và giúp bồi bổ nguồn sữa mẹ.
Hình ảnh 13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung
13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung
3. Cá hồi
Đối với các mẹ đang cho con bú thì cá hồi là loại thực phẩm cung cấp năng lượng tuyệt vời nhất. Trong cá hồi có chứa một loại chất béo mang tên DHA - một chất có vai trò quan trọng để phát triển hệ thần kinh của trẻ. 

Lượng DHA trong cá hồi có thể giúp ích cho tâm trạng con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nó góp phần ngăn ngừa chứng trầm cảm sau khi sinh. 

4. Nước
Nước giúp duy trì năng lượng và chất lượng của sữa mẹ. Vì thế, các mẹ hãy cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống nước ép hoa quả hoặc sữa và nên hạn chế các loại đồ uống chứa nhiều caffein như cà phê hoặc trà.

5. Gạo lứt
Sau khi sinh, các mẹ thường muốn giảm cân để thân hình nhanh chóng thon gọn bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn. Tuy nhiên, nếu các mẹ làm như vậy sẽ không có đủ sữa để đáp ứng cho con. Do đó, các mẹ nên giảm cân một cách an toàn và hiệu quả bằng gạo lứt. Gạo lứt giúp cung cấp lượng calorie cần thiết để cơ thể mẹ sản xuất ra sữa có chất lượng tốt nhất mà không làm tăng lượng mỡ trong cơ thể.

6. Phômai
Trong phô mai có chứa rất nhiều chất đạm, vitamin B, vitamin D cùng một nguồn canxi dồi dào vì thế rất có lợi cho mẹ đang cho con bú. 

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng nên ăn quá nhiều phô mai vì sẽ dễ tăng cân.

Hình ảnh 13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung
7. Cam
Cam là thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng cho phụ nữ mới sinh. Nó cung cấp cho các mẹ một lượng vitamin C cần thiết, thậm chí là cả canxi. Vì thế, các mẹ đang cho con bú nên cố gắng uống vài ngụm nước cam mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng này.

8. Thịt bò nạc
Khi cho bé bú, bạn cần bổ sung thêm nhiều đạm và vitamin B12 để chống lại sự mệt mỏi, kiệt quệ khi phải thức đêm chăm sóc con. Thịt bò nạc có thể giúp bạn cung cấp được cả hai chất cần thiết này một cách hoàn hảo nhất.

9. Quả việt quất
Quả việt quất là loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin, chất khoáng và một lượng lớn carbohydrate, giúp cho mẹ duy trì được nguồn năng lượng cơ thể một cách tốt nhất. Điều này giúp lượng sữa của mẹ chất lượng hơn.

10. Thực phẩm họ đậu
Những loại đậu, đặc biệt là loại đậu có màu sậm như đậu đen, là nguồn dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Chúng cung cấp cho cơ thể của người mẹ một nguồn sắt và đạm phi động vật dồi dào.

Hình ảnh 13 thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ đang cho con bú nên bổ sung
11. Trứng
Những bà mẹ đang cho con bú nên tích cực ăn thêm trứng bởi lòng đỏ trứng cung cấp một lượng vitamin D và dưỡng chất thiết yếu giúp xương mẹ vững chắc và xương bé phát triển khỏe mạnh hơn. 

Ngoài ra, trứng còn cung cấp DHA - một dưỡng chất thiết yếu trong sữa mẹ giúp con tăng cường hệ thần kinh.

12. Bánh mì
Bánh mì có chứa nhiều axit folic - một dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Không chỉ thế, ăn nhiều bánh mì sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm một lượng lớn chất xơ và sắt.

13. Rau xanh
Một số loại rau xanh bổ ích các bà mẹ đang cho con bú nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như cải bó xôi, cải xanh Thụy Sĩ, bông cải xanh...Chúng cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ như canxi, sắt, vitamin A, vitamin C... Rau xanh cũng chứa nhiều chất oxy hóa và rất tốt cho tim mạch.


8 hoạt động thể thao mà mẹ bầu cần tránh trong thời gian mang thai

Thời gian mang bầu, các bà mẹ cần phải biết cách hoạt động an toàn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi, cũng như cả người mẹ. Lúc mang bầu, các bà mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đồng thời phải tránh những hoạt động thể thao dưới đây nhé!!! Bởi chỉ cần kiến thức hạn hẹp một xíu về hoạt động trong lúc mang thai thôi là bạn đã mang lại rất nhìu nguy hiểm cho đứa bé trong bụng rồi đó!!! Tham khảo bài viết Bí Quyết Phụ Nữ chia sẻ về 8 hoạt động thể thao mà mẹ bầu cần tránh trong thời gian mang thai để có thêm cách giữ gìn thai nhi khỏe mạnh nhé!!!

 1. Tennis
Tennis là một môn thể thao lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, đối với mẹ bầu, môn thể thao này sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Vì thế, mẹ bầu nên dừng ngay việc chơi tennis để tránh ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi.

2. Lướt sóng
Mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp tai nạn và chấn thương vùng bụng rất cao khi tham gia môn thể thao này. Một số mẹ bầu đam mê mạo hiểm vẫn chơi môn thể thao này khi bụng chưa quá nặng nề, nhưng điều này vô cùng nguy hiểm cho thai nhi.
hình ảnh 8 hoạt động thể thao mà mẹ bầu cần tránh trong thời gian mang thai
Thêm chú thích
3. Chạy bộ
Khi đã mang thai đến tháng thứ 3 thì mẹ bầu nên ngừng hẳn các hoạt động chạy nhảy để tránh đối mặt với một số biến chứng dẫn đến sẩy thai hay mất quá nhiều nước vì phải vận động nhiều.

4. Đi xe đạp
Đi xe đạp dễ khiến cho mẹ bầu mất cân bằng cơ thể, đặc biệt là những mẹ bầu đang mang thai ở tháng thứ 3 trở đi. Vì thế, mẹ bầu nên dừng việc đi xe đạp lại dù có đạp nhẹ nhàng đi chăng nữa.

5. Trò chơi giải trí trong công viên nước
Mẹ bầu thường nghĩ rằng, những trò chơi ở công viên nước sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi việc vận động mạnh và dừng đột ngột ở độ cao từ khoảng 1,8m sẽ khiến áp suất không khí bị loãng đi, dẫn đến việc thiếu oxy cho thai nhi.

6. Cưỡi ngựa
Dù mẹ bầu có yêu quý những chú ngựa đến đâu thì cũng nên tạm biệt chúng bởi cưỡi ngựa khi mang thai sẽ có nguy cơ gia tăng nhiều chấn thương ở vùng bụng. Điều này hoàn toàn không có lợi đối với mẹ bầu.
hình ảnh 8 hoạt động thể thao mà mẹ bầu cần tránh trong thời gian mang thai

7. Lặn biển (có bình dưỡng khí)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu không nên tham gia hoạt động lặn biển bởi nó dễ khiến bong bóng khí hình thành trong máu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

8. Tránh xa các môn thể thao vận động mạnh
Một số môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bóng đá, khúc côn cầu...sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị chấn thương từ những quả bóng và va chạm với người khác.


13 cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác.
Hình ảnh Cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp
Cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời:

1. "Khi nào... thì"

"Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu".

2. "Chân trước, miệng sau"

Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.

3. Hãy cho bé lựa chọn

"Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?".
Hình ảnh cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp
Cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp
4. Đừng hỏi khó

Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?".

5. Trực tiếp

Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.

6. Gọi tên

Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc".

7. Nguyên tắc từng câu một

Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
Hình ảnh cách nói để con nghe lời mẹ răm rắp
8. Hãy đơn giản

Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

10. Đưa lợi ích để bé không từ chối

Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.

11. Hãy tích cực

Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi".

12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..."

Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc".

Chế độ dinh dưỡng chống trầm cảm sau khi sinh

Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh đang có xu hướng tăng. Thường là do người mẹ trong thời gian mang thai luôn có tâm lý lo lắng, lo sợ về đứa bé trong bụng.  Những suy nghĩ này đánh vào tâm lý người mẹ dẫn đến sau khi sinh không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần của chính mình mà còn vô cùng xấu cho đứa bé bởi nó sẽ thiếu sự ấm áp, vui vẻ từ người mẹ của mình. Vậy nên các mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng chống trấm cảm sau khi sinh nhé!!!
hình ảnh Chế độ dinh dưỡng chống trấm cảm sau khi sinh
Chế độ dinh dưỡng chống trấm cảm sau khi sinh 

Vì sao sản phụ mắc chứng TCSS?
Sau khi sinh, sự suy giảm nhanh chóng nồng độ hormone estrogen và progesterone cùng với nồng độ hormone tuyến giáp thyroid, gây ra cảm  giác mệt mỏi và trầm cảm đối với sản phụ. Bên cạnh đó, sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và hàng loạt các yếu tố khác như  thiếu ngủ vì chăm con, thiếu sự giúp đỡ của người thân, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do sản phụ  phải cho em bé bú… cũng gây ra chứng trầm cảm, lo âu và tinh thần bất an.

Vitamin B3 và sắt
Theo Trung tâm Y tế Virginia Hopkins Hoa Kỳ, trầm cảm sau sinh có liên quan đến sự mất cân bằng một số hóa chất ở não. Trong đó có hai  chất là serotonin và norepinephrine, hai chất này đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh não để điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và sự ngon miệng. Để khắc phục tình trạng mất cân bằng serotonin và norepinephrine, sản phụ cần bổ sung đầy đủ vitamin B3 và sắt, hai chất này được cung ứng đầy đủ sẽ chuyển đổi thành tryptophan và tổng hợp thành serotonin.

Lượng vitamin B3 cần thiết cho sản phụ sau sinh được xác định là 17mg/ngày và ngưỡng giới hạn 35mg/ngày, lượng sắt cần thiết là  9-18mg/ngày với ngưỡng giới hạn 45mg/ngày.

Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B3 và sắt bao gồm: thịt gà, ngũ cốc, các loại đậu và hạt… trung bình trong khoảng 90g thịt gà sẽ có  khoảng 7,3mg vitamin B3 và 12,8mg sắt. Cứ mỗi một ly ngũ cốc mỗi ngày, sẽ cung cấp cho cơ thể từ 5-7mg vitamin B3 và 18mg sắt. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng vitamin B3 và sắt cho hợp lý.

Ngoài vitamin B3, các nhóm thuộc vitamin B như B6, B9, B12 cũng nên cung cấp đầy đủ cho cơ thể để phòng chống chứng TCSS.
hình ảnh Chế độ dinh dưỡng chống trấm cảm sau khi sinh
Vitamin D và canxi
Trong thời kỳ cho con bú, nhu cầu canxi của người mẹ sẽ tăng cao, lên đến khoảng 1.500mg/ngày, chính vì vậy bà mẹ cho con bú rất dễ bị  thiếu hụt vitamin D và canxi. Hai dưỡng chất này có vai trò hỗ trợ các chức năng thần kinh, giúp tim khỏe mạnh, tạo tâm trạng thư thái, tăng cường hệ miễn dịch cho các mẹ tránh khỏi bệnh cảm cúm,  cảm lạnh, bên cạnh tác dụng phổ biến là giúp xương và răng chắc khỏe. Theo  khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, những bà mẹ cho con bú nên cung cấp cho cơ thể khoảng 1.000mg canxi/ngày và lượng vitamin D cần thiết là 400IU/ngày.

Canxi và vitamin D có nhiều trong các thực phẩm từ sữa, cá hồi, dầu gan cá, sữa gạo, các loại rau họ cải, ngũ cốc… Ngoài ra, bạn cũng có thể  tắm nắng 3 lần/tuần trong 15 phút vào buổi sáng để cung cấp vitamin D đầy đủ cho cơ thể.

Kẽm và magie
Kẽm và magie là hai khoáng chất quan trọng đối với nhu cầu cơ thể, đặc biệt đối với cơ thể những bà mẹ cho con bú, thiếu kẽm sẽ dẫn đến một loạt các chức năng của cơ thể bị ngưng trệ như: mất cân bằng đường huyết, chuyển dưỡng chậm lại, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, mệt mỏi, thờ ơ, lãnh cảm… Khi lượng kẽm trong cơ thể xuống thấp, đồng có thể tăng đến mức độc hại, dẫn đến hoang tưởng và sợ hãi. Kẽm và magie cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương nhanh, chống tiêu chảy, giảm nguy cơ mắc cảm lạnh…

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ cho con bú nên bổ sung 12-15mg kẽm/ngày và 250-300mg magie/ngày. Kẽm và magie là hai  trong nhiều khoáng chất cơ thể không tự tổng hợp được, vì vậy các bà mẹ nên bổ sung chế độ ăn nhiều kẽm và magie hoặc có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như: hàu, thịt bò, cua biển, tôm, nấm hương, rau  chân vịt… Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, mì ống, các loại hạt, chuối, khoai lang, hoa quả khô, súp lơ xanh,  rong biển… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g hàu sống sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 38,3mg kẽm, 100g cua biển nấu chín cung cấp  khoảng 6,5mg kẽm.Trong khi đó 100gr gạo thô sẽ chứa 781mg magi, 100gr lúa mì sẽ chứa 611mg magi và 100gr hạt bí sẽ cung cấp khoảng 3mg kẽm và 355mg magie.

Một số các thành phần có trong thực phẩm, các bà mẹ sau sinh nên tránh:
- Đường
- Muối
- Gluten (có nhiều trong hầu hết các loại bánh mì,  bột mì, bánh pizza, bánh quy, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ…)
- Lactose (sữa bò, kem chua, sữa đậu nành, chocolate, các loại bánh ngọt đóng gói…)
- Caffeine
- Nicotine
- Rượu
- Thực phẩm đóng hộp

Ngoài cách bổ sung chế độ dinh dưỡng, để hỗ trợ điều trị chứng TCSS, các thành viên trong gia đình nên quan tâm và giúp đỡ sản phụ trong   việc chăm sóc em bé, động viên tinh thần, tạo tâm lý thoải mái và nên để sản phụ có ít nhất 30 phút thư giãn mỗi ngày. Trong khoảng thời gian   đó, em bé cần có người chăm sóc và để sản phụ được phép nghỉ ngơi, xem phim, đọc sách, ngủ…

Hình ảnh Chế độ dinh dưỡng chống trấm cảm sau khi sinh



8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi

Nhiều bà mẹ còn bối rối, chưa biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình. Vì vậy những lỗi nhỏ trong việc ăn, mặc,... thường rất dễ phạm phải. Cùng Bí Quyết Phụ Nữ điểm qua 8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi nhé!!!

1.Không giữ sạch sẽ cho trẻ
Điều này nghe có vẻ rất tầm thường nhưng lại rất quan trọng để duy trì sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân đến để thăm em bé mới chào đời, bạn nên đề nghị rửa tay sạch sẽ trước khi bế em bé hoặc khi họ đang lạnh hoặc ho thì không nên lại gần bé.

Điều này rất quan trọng, bởi vì trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của bé còn rất non nớt để thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Ngoài ra, không nên để các bé dưới sáu tháng tuổi đi du lịch để tránh các đám đông nhằm hạn chế nhiễm các bệnh lây lan qua tiếp xúc và qua đường hô hấp.
Hình ảnh 8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi
8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi

2.Để trẻ ngủ suốt cả đêm hoặc ngủ ngày quá ba tiếng mà không bú
Thật sai lầm nếu bạn để trẻ ngủ dài trong suốt một đêm hoặc ngủ ngày quá ba tiếng mà không đánh thức bé dậy để bé bú. Đây cũng là lỗi rất thường gặp đối với những người lần đầu làm cha mẹ.Theo các chuyên gia, bạn nên đánh thức bé sau 3 giờ/một lần, thói quen này rất cần được duy trì trong hai tuần đầu mới chào đời của bé.

Bởi lẽ trẻ ngủ trong một thời gian dài mà không được bú mẹ sẽ dễ có nguy cơ bị khử nước trong cơ thể. Thêm vào đó, việc để trẻ ngủ dài suốt tám giờ liền chính là nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da. Nguy hiểm hơn, việc giấc ngủ kéo dài với trẻ sơ sinh có thể là "thủ phạm" làm trẻ bị rơi vào hôn mê.

3.Ngại tắm cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ rất ngại việc tắm cho trẻ vì cho rằng việc tắm sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh và ốm. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ là rất cần thiết. Vì trẻ mới sinh liên tục bong các lớp niêm mạc cũ tiếp xúc với dịch ối khi bé còn trong bụng mẹ, nên việc tắm rửa sẽ đem lại cho bé cảm giác sạch sẽ dễ chịu.

Khi trẻ ốm bệnh vẫn nên lau rửa thay quần áo cho bé, hoặc những ngày nhiệt độ thấp cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió và ủ ấm ngay sau khi tắm phòng nhiễm lạnh.
hình ảnh 8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi

4.Không chọn quần áo phù hợp để mặc cho bé
Bạn không nên mặc cho bé các bộ quần áo không phù hợp với thời tiết. Chẳng hạn khi thời tiết nóng nực lại mặc cho bé những bộ quần áo bó sát người hoặc ngược lại. Cơ thể của trẻ sơ sinh thường dễ trở nên nóng hơn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn quần áo phù hợp cho bé không nên quá chật.

5.Cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp
Nhiều phụ huynh đặt con nằm sấp để tránh bị trớ. Nhưng theo kết quả nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy trẻ ngủ nằm sấp trên một tấm chăn mềm có nguy cơ bị SIDS ( Hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột ) hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn so với trẻ sơ sinh ngủ nằm ngửa do khi nằm sấp trên tấm chăn mềm, trẻ có nguy cơ ngạt thở cao hơn.

6.Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý
Nhiều bậc cha mẹ cứ thấy con ốm là cho con dùng kháng sinh luôn. Trong thực tế, kháng sinh không tốt cho sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là cơ thể non nớt của bé. Thuốc kháng sinh cũng không thích hợp để điều trị các bệnh do virus như cúm, tiêu chảy, nôn và đau họng.

Thuốc kháng sinh chỉ có thể được sử dụng để chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc khi thực sự mắc bệnh nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh.

7.Dùng thuốc không đúng liều lượng
Nhiều bậc cha mẹ cho bé sơ sinh dùng liều thuốc bằng nửa liều của trẻ em. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, dễ dẫn đến ngộ độc thuốc cho trẻ vì liều lượng thuốc ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất khác nhau. Cần sử dụng liều lượng của thuốc theo cân nặng của trẻ và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ .
hình ảnh 8 sai lầm mẹ mắc phải khi chăm sóc bé dưới 6 tháng tuổi

8.Để các đồ vật nguy hiểm gần tầm tay của bé
Các em bé rất ham khám phá những điều mới lạ xung quanh chúng nhưng khả năng tự bảo vệ mình lại chưa có. Vì vậy , bất cứ khi nào có thể, bạn hãy chú ý đến khu vực xung quanh nhà xem có các đồ vật nguy hiểm dễ dàng tiếp cận được trẻ hay không. Tránh các đồ vật như bình hoa, gạt tàn thuốc hoặc những món đồ thủy tinh, ổ cắm, dây điện, đồ nội thất sắc nhọn và thuốc .



Những sai lầm cần tránh khi pha sữa cho con bú

Việc pha sữa cho con bú cũng có nhiều điều mà các mẹ chưa biết hết được. Sau đây, Bí Quyết Phụ nữ tập hợp những sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi cho em bé bú bình nhé!



1. Pha loãng hoặc đặc hơn hướng dẫn

Một số người mẹ cố ý pha sữa đặc để bé bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng; hoặc có người lại pha loãng sữa để bé “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra, tất cả những điều trên đều không tốt cho sức khỏe của bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha. Nồng độ thẩm thấu của sữa cũng như tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được tính toán gần đúng như sữa mẹ, để thuận lợi nhất cho tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể của bé, kể cả thành phần nước.
Vì vậy, sữa quá đặc sẽ “khó tiêu” và “tiêu không hoàn toàn”, còn sữa loãng sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi bé. Những trường hợp phải pha sữa khác với hướng dẫn cần có chỉ định của bác sĩ (thường chỉ dùng trong thời gian ngắn với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).

2. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội 


Một số chất dinh dưỡng (như lysin, axit folic, các vitamin nhóm B, …) trong sữa dễ bị hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất.
Còn pha sữa với nước nguội quá thì sữa sẽ không tan hết (sau khi bé bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình). Thường nước ấm 40-60ºC là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và bé có thể bú ngay.

3. Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh hoặc dùng bình ủ ấm 

Bình ủ ấm chỉ có tác dụng giữ ấm lâu chứ không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Việc trữ sữa trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự phát triển của vi trùng, nhưng không nên để lâu quá 2-3 tiếng. Trước khi cho bú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm.

4. Vặn nắp bình sữa quá chặt khi cho bé bú



Nếu vặn nắp bình quá chặt thì bé sẽ phải mút rất mạnh mới lấy sữa được, rất tốn sức, lại bú ít và bú chậm. Trước khi cho bú, bạn nên vặn nắp núm vú lỏng ra hoàn toàn sau đó vặn ngược chiều lại vừa sít nhẹ là được. Dù bé bú còn ít nhưng không nên dùng bình sữa nhỏ (60ml) mà nên mua loại trung (140ml) để bé dễ bú.

5. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho bé uống dần trong đêm


Sữa là một môi trường rất tốt để vi trùng phát triển nhanh chóng. Chỉ cần 2 tiếng, vi trùng sẽ sinh sản 210 lần. Việc pha sẵn 1 bình đầy sữa để cho bé uống dần trong đêm rất thuận tiện cho mẹ và cho... vi trùng nhưng lại hoàn toàn không tốt cho con.

Tốt nhất là pha sữa cho bé vừa đủ với cữ bú và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1 tiếng với điều kiện luộc sôi bình, kỹ thuật pha sữa đúng và bé chưa mút vú. Nếu bé đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.

Chúc các mẹ chăm sóc cho bé thật tốt nhé!

7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi

Sữa tươi giúp da mềm hơn,mịn hơn, ngăn ngừa các đốm mụn khó ưa và đánh bay vết thâm xấu xí, làm dịu da, chữa cháy nắng, vẩy nến do có các loại chất béo, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Hôm nay Bí Quyết Phụ Nữ tổng hợp các cách làm đẹp da bằng sữa tươi cho các bạn tham khảo nhé.
hình ảnh 7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi
7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi
Cách 1 : Sữa tươi giúp làm trắng da:
Nhỏ giọt chanh tươi vào cốc sữa, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này massage da mặt khoảng mười phút. Hoặc lấy nghệ tươi giã nhuyễn rồi trộn đều với lớp váng trên mặt sữa, thoa lên da và massage.
hình ảnh 7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi

Cách 2: Sữa tươi giúp chăm sóc da thường :
Cách chăm sóc da bằng sữa rất đơn giản, bạn hãy dùng một miếng bông gòn thấm sữa và thoa đều lên da trong vòng khoảng 30 phút. Nằm thư giãn đợi cho sữa khô thì rửa sạch mặt với nước.
Cách 3 :Sữa tươi giúp se khít lỗ chân lông :
Nhỏ vài giọt chanh tươi vào một cốc sữa, khuấy đều. Dùng hỗn hợp massage da mặt khẳng 10 phút sau đó rửa sạch với nước. Hỗn hợp này vừa có tác dụng tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông là tăng cường độ ẩm cho da.
Cách 4: Sữa tươi giúp dưỡng da ban đêm :
Dùng sữa trộn lẫn với 1 thìa muối và thoa lên mặt trước khi đi ngủ. Hãy đợi sáng hôm sau hãy rửa lại mặt. Cách này sẽ giúp làn da luôn mềm và tươi sáng, loại trừ mụn trứng cá. Bạn có thể dùng nó như kem dưỡng ban đêm nhé
hình ảnh 7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi

Cách 5:  Sữa tươi giúp trị thâm, nám :
Nếu da bạn bị thâm, nám, muốn làn da tươi sáng và làm mờ các vết thâm, bạn có thể xay nhuyễn 2 quả hạnh trộn cùng với sữa và thoa lên da trước khi đi ngủ.

Cách 6: Sữa tươi giúp dưỡng thể :
Ngâm mình trong bồn tắm đầy sữa tươi 2-3 lần trong một tuần. Đây cũng là một trong những cách làm đẹp của các mỹ nữ ngày xưa. Để tạo cho cơ thể có mùi hương đặc trưng, có thể dùng các loại hoa có mùi nhẹ nhàng như hoa hồng, hoa cúc… (lấy cánh hoa giã nhuyễn hòa với sữa).
hình ảnh 7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi

Cách 7: Sữa tươi giúp loại bỏ quầng thâm quanh mắt :
Để loại bỏ những quầng thâm đáng ghét quanh mắt, bạn chỉ cần duy trì thói quen thấm sữa tươi đều lên vùng quanh mắt sau mỗi sáng thức dậy.
hình ảnh 7 cách làm đẹp tự nhiên với sữa tươi

Chúc các bạn có làn da đẹp tự nhiên nhé !

Bố mẹ bao nhiêu tuổi sinh con thông minh nhất?

Bạn có biết bố mẹ ở độ tuổi bao nhiêu là con thông minh nhất? Độ tuổi của mẹ khi thụ thai ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Hôm nay Bí Quyết Phụ Nữ xin chia sẻ một số thông tin như sau.

Xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ ngày nay đang trì hoãn quá trình sinh nở tự nhiên nhưng ít ai biết được rằng điều này cũng ẩn chứa  những yếu tố bất lợi đặc biệt liên quan đến sự hình thành và phát triển não bộ thai nhi từ trong bụng mẹ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chọn đúng độ tuổi để mang thai sẽ giúp các cặp đôi sinh ra nhưng em bé khỏe mạnh, thông minh nhất. Vậy đó là độ tuổi nào?
Hình ảnh Sinh con thông minh nhất
Độ Tuổi Sinh con thông minh nhất
Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy con của những người đàn ông ở độ tuổi từ 30-35 là những trẻ thông minh và lanh lợi nhất bởi ở độ tuổi này nam giới có chất lượng tinh trùng đạt đỉnh, sau tuổi 35 chất lượng tinh trùng bắt đầu giảm dần và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc kết hợp với trứng tạo ra những em bé trong tương lai.

Không giống như nam giới, các nhà nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ ở độ tuổi 20-30 có khả năng sinh sản lý tưởng nhất. Trong độ tuổi này, phụ nữ đã đủ trưởng thành nên chất lượng trứng cũng đạt giá trị cao, nếu mang thai em bé cũng phát triển tốt nhất và bớt gặp rủi ro như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân hay những biến dạng có thể xảy ra.

Để sự kết hợp của trứng và tinh trùng đạt hiệu quả tốt nhất, các cặp vợ chồng nên cách nhau khoảng 7 năm là đẹp nhất. Điều này có nghĩa khi người vợ đang ở tuổi 20-30 thì người chồng khoảng 30-35. Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cũng chỉ ra, sự chênh lệch 7 năm của các cặp vợ chồng sẽ dễ sinh ra những thiên tài nhất.

Chăm sóc trước sinh: Việc cần làm!

Ngoài độ tuổi sinh nở, việc chăm sóc trước sinh cũng rất quan trọng để giúp các ông bố, bà mẹ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Ngay từ trước khi có kế hoạch mang bầu, các cặp vợ chồng cần có 3-6 tháng để chuẩn bị về cả mặt tinh thần, tài chính cũng như sức khỏe. Người mẹ cần tiêm phòng những mũi cần thiết như cúm,  rubella, thủy đậu và có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, bổ sung đầy đủ axit folic.

Trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần bổ cung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày. Việc cung cấp đủ axit folic, sắt, canxi là vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, khám thai cũng rất cần thiết. Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em bầu nên khám thai khoảng 15 lần trong thai kỳ bao gồm từ đầu đến 28 tuần là 4 tuần/lần, từ 29-36 tuần là 2 tuần/lần và từ 37 tuần là 1 lần/tuần để đảm bảo thai nhi đang phát triển ổn định.