Showing posts with label Răng miệng. Show all posts

Mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Răng khôn mọc lên để lại nhiều triệu chứng khó chịu. Răng bạn đau nhức từng cơn kéo dài, còn kéo theo những cơn sốt cao, ảnh hưởng tới công việc, hoạt động thường ngày. Sau đây Bí Quyết Phụ Nữ chia sẻ bạn những mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà. Cùng tham khảo và áp dụng cho mình ngay nhé! 
Hình ảnh Mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà
Mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Giữ sạch vùng khoang miệng

  • Khi mọc răng khôn nó sẽ rất đau, tấy đỏ và sưng lên, thời điểm này rất dễ bị nhiễm trùng, chính vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) để sau khi ăn để răng miệng luôn được sát trùng sạch sẽ. Ngoài ra bạn nên dùng nước sát trùng rửa trực tiếp vào chỗ mọc răng khôn khoảng 15 phút, ngày làm 2 lần

Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

  • Khi mọc răng khôn thường có thể kèm theo các trạng thái như mệt mỏi, sốt, sưng đau lên chính vì thế bạn nên dùng các loại thuốc kháng sinh loại nhẹ để giảm bớt cơn đau và làm theo các chỉ định của bác sĩHình ảnh Mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng bấm huyệt

  • Mọc răng khôn khiến lợi bị sưng to, đau nhức dẫn đến ảnh hưởng tới các dây thần kinh làm cho đau buốt đầu lên ngoài việc uống thuốc kháng sinh, giảm đau ra bạn nên sử dụng một số biện pháp như bấm huyệt thương dương cũng có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng tỏi

  • Sử dụng tỏi: Dùng 1 nhánh tỏi đập nát + 1 chén nước nhỏ + 1 ít muối sau đó hòa tan vào với nhau. Dùng dung dịch này thấm lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt

Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn

  • Dùng đá lạnh chườm lên vùng mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ cũng có tác dụng giảm đau. Vì đây là nơi dây thần kinh có thể gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau nếu được tác dụng vào nó.
Ngoài ra nếu răng khôn mọc dẫn tới sốt cao, đau buốt, đau nhức kéo dài, răng mọc lệch, mọc xiên thì bạn nên tới các cơ sở ý tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn cho các cách điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Trên đây là bài viết giúp bạn biết mẹo giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà để có thể tránh được những cơn đau nhức do răng khôn đem lại.  Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

6 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi đánh răng cho con

Thật là sai lầm đối với những cặp cha mẹ cho rằng việc đánh răng cho con là vô cùng đơn giản nhưng họ lại thực hiện không đúng cách. Điều này dẫn đến họ tự tạo cho con mình một thói quen không tốt cho răng miệng ngay từ đầu.Ở bài viết này Bí Quyết Phụ Nữ chia sẻ 6 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi đánh răng cho con. Hy vọng các cha các mẹ chú ý và tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề răng miệng cho con mình nhé!!!
1. Chọn bàn chải quá khổ cho con

Không ít bà mẹ đã bỏ qua tầm quan trọng của việc chọn đúng kích cỡ bàn chải đánh răng cho con khiến việc đánh răng trở nên khó khăn và không hiệu quả. Trên hầu hết các bàn chải đánh răng dành cho bé đều có ghi rõ số tuổi thích hợp, vì vậy mẹ chớ nên bỏ qua thông tin quan trọng này khi mua bàn chải đánh răng cho con. Nếu vẫn chưa rõ, bạn có thể hỏi thêm nhân viên  bán hàng để chọn loại bàn chải phù hơp. 

Theo Richard H. Price - bác sĩ nha khoa của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết: "Nếu bạn thấy vòm miệng của con phải mở quá to mỗi khi cho bản chải vào, đó là do bàn chải quá lớn. Hãy chọn bàn chải vừa vặn với tay và miệng của bé để tạo điều kiện cho việc đánh răng đúng cách".
hình ảnh 6 sai lầm cha mẹ thường măc phải khi đánh răng cho con
6 sai lầm cha mẹ thường măc phải khi đánh răng cho con

2. Không chải răng cho con thường xuyên

Vì nghĩ con mình còn nhỏ, chưa đến tuổi cần thiết phải đánh răng nhiều thì các mẹ đã nhầm. Ngay từ khi bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên là mẹ đã phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau này khi bé đã ăn dặm và ăn thô thì việc đánh răng càng trở nên cần thiết.

Bác sĩ Richard H. Price cho biết: "Mỗi người, kể cả trẻ em nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần đánh răng ít nhất là 2-3 phút. Mẹ đừng để con ưu tiên đánh mỗi răng cửa, hãy dạy bé chia miệng thành 4 phần, mỗi phần đánh 30 giây".

3. Hướng dẫn con chải răng theo chiều ngang

Đây là một sai lầm nghiêm trọng, hầu hết các mẹ đều mắc phải nhưng lại không hề biết mình sai. Chính bạn và nhiều người lớn khác thường đánh răng theo chiều ngang và việc dạy trẻ đánh răng cũng trở nên sai cách. Đánh răng có thể dẫn đến việc không sạch mảng bám, mòn răng, trầy nướu. 

Các chuyên gia răng miệng khuyên mẹ nên hướng dẫn con đặt bàn chải tiếp xúc với răng một góc 45 độ, chải nhẹ nhàng mặt trong, mặt ngoài, lưỡi theo hướng lên xuống, vòng tròn, tránh chải ngang. Việc làm này giúp chải sạch mảng bám trên răng và bảo vệ nướu cho bé.
hình ảnh 6 sai lầm cha mẹ thường măc phải khi đánh răng cho con

4. Không rửa sạch bàn chải của con sau khi đánh răng

Bàn chải sau khi đánh răng xong không được làm sạch sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và sản sinh trong đó. Khi sử dụng lại bàn chải, vi khuẩn sẽ theo đường miệng xâm nhập vào cơ thể bé. 

Vì vậy, bác sĩ Richard H. Price khuyên các mẹ nên rửa sạch bàn chải sau đánh răng, nó vừa giúp loại bỏ phần kem đánh răng bẩn còn sót lại, vừa làm sạch những thứ bám từ miệng vào bàn chải. Ngoài ra, bác sĩ Richard cũng khuyên các mẹ không nên để con đánh răng khi bàn chải còn ẩm ướt, mẹ nên để bàn chải khô mới cho con sử dụng hoặc sử dụng 2-3 bàn chải luân phiên.
5. Chải răng quá mạnh

Nếu các mẹ nghĩ rằng chải răng mạnh sẽ khiến răng của con sạch hơn thì các mẹ đã hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ Richard H. Price khuyên các mẹ cứ 2-3 tháng thay bàn chải cho con một lần giúp con đánh răng nhẹ hơn mà vẫn hiệu quả.

6. Cho con dùng chung kem đánh răng với người lớn

Đây là một sai lầm "chết người" của cha mẹ bởi  khả năng tiếp nhận hoá chất ở trẻ nhỏ hạn chế hơn rất nhiều so với người lớn. Bên cạnh đó, do trẻ còn chưa sử dụng thành thục kem và bàn chải đánh răng nên có thể nuốt phải kem đánh răng, trong đó có chứa fluor. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian dài, răng trẻ sẽ bị nhiễm fluor, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào, dễ gây tình trạng sâu răng ở trẻ.

Mẹ cần xem kỹ hạn dùng, thành phần hoá chất, đặc biệt hàm lượng fluor phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao được bác sĩ chỉ định dùng loại kem đánh răng này.

Bác sĩ Richard H. Price cho biết, nếu con bạn dưới 12 tuổi, hãy đầu tư cho bé dùng loại kem đánh răng riêng dành cho trẻ. Trẻ từ 3 – 6 tuổi nên chọn kem có hàm lượng fluor từ 200 – 500ppm. Trẻ từ 6 – 11 tuổi là 1.000ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng như người lớn, từ 1.000 – 1.500ppm.